NGÀY ĐÔNG CHÍ VÀ CHÁO ĐẬU ĐỎ Ở HÀN QUỐC
Đông chí (동짓날), một trong những tiết khí quan trọng trong năm theo quan niệm của người Hàn Quốc. Đông chí là ngày có đêm dài nhất trong năm, có nghĩa là từ ngày mai, thời gian ban ngày sẽ dần dần kéo dài ra thêm đôi chút. Đây cũng là thời điểm báo hiệu Đông sắp tàn và Xuân sẽ đến. Cùng tìm hiểu tại sao vào ngày này người Hàn Quốc lại thường hay ăn cháo đậu đỏ nhé!
Thời gian và từng loại cháo đậu đỏ được sử dụng
Tiết Đông chí được chia làm 3 thời. Nếu Đông chí rơi vào đầu tháng 11 âm lịch thì người Hàn gọi là Aedongji (애동지) tức là “Nhị Đông chí”; vào giữa tháng 11 thì gọi là Jungdongji (중동지) nghĩa là “Trung Đông chí”; và cuối tháng 11 âm lịch là Nodongji (노동지) tức là “Lão Đông chí”.
Tùy vào từng thời điểm mà người ta ăn cháo đậu đỏ Patjuk. Nếu vào Aedongji thì họ sẽ ăn bánh gạo nếp lăn bột đậu đỏ có tên là Patsirutteok (팥시루떡).
Jungdongji thì có thể ăn một trong hai món cháo đậu đỏ Patjuk (팥죽) hoặc Patsirutteok (팥시루떡). Nhưng vào Nodongji thì nhất định phải ăn cháo đậu đỏ Patjuk (팥죽)
Trong thời phong kiến, các vị vua công bố lịch năm mới cho các triều thần vào ngày Đông chí. Đây là quyền tối thượng dành cho hoàng đế, vì lịch có ý nghĩa rất quan trọng trong xã hội trọng nông.
Dần dần, người dân cũng trao đổi lịch với nhau trong khoảng thời gian này của năm. Đến nay, thói quen đó trở thành truyền thống tặng lịch cho nhau nhân dịp cuối năm.
Tuy Đông chí không còn được người Hàn Quốc coi là ngày lễ lớn như Chuseok (Tết Trung thu) hay Seollal (Tết Nguyên Đán), ngày này vẫn được kỷ niệm với các phong tục như nấu cháo đậu đỏ (팥죽, patjuk) để ăn.
Ý nghĩa của cháo đậu đỏ đối với người Hàn Quốc
Khi nấu cháo đậu đỏ Patjuk, người Hàn thường thả những viên bánh tròn làm bằng gạo nếp được gọi là Se-al-shim (새알심) hay có nghĩa là “trứng chim” và hay ăn số viên bánh gạo Sealshim này trùng với số tuổi hiện tại của mình.
Việc làm đầu tiên khi cháo được nấu xong đó là việc múc cháo để dâng lên bàn thờ tổ tiên, sau đó đặt ở mỗi phòng, mỗi gian nhà kho hay mỗi chum vại một bát. Sau khi cháo nguội cả nhà mới cùng ăn.
Người Hàn Quốc còn có phong tục chia cháo đậu đỏ cho bà con lối xóm. Đây cũng chính là dịp để hàng xóm láng giềng thăm hỏi nhau và giúp nhau giải quyết những vấn đề khó khăn trong cuộc sống. Trong bài viết về Văn hóa Uri các bạn đã được tìm hiểu kỹ về văn hóa cộng đồng này của người Hàn Quốc.
Nguồn: Internet